t khó tin!

Thật là một điều khó tưởng tượng được trong lịch sử là mỗi chúng ta đã và đang phải đối mặt với một tình huống như tình huống mà chúng ta phải đối mặt ngày hôm nay với đại dịch toàn cầu virus Corona.  Tuy nhiên, điều cần thiết là tất cả phải hiểu rằng chúng ta có thể vượt qua điều này với sự quyết tâm và đồng tâm!

Thật dễ dàng và hiển nhiên để cảm thấy không an toàn hầu như ở mọi nơi trên thế giới. Không phải chiến tranh xãy ra, nhưng một số quốc gia phải áp đặt lệnh giới nghiêm; trường học đóng cửa, cha mẹ mất việc, hoặc làm việc tại nhà, trẻ em ở nhà, người thân hoặc ông bà bị nhiễm virus hoặc bị qua đời vì nhiễm bệnh, thức ăn đồ dùng trở nên khan hiếm và khó khăn ở nhiều nơi trên thế giới v.v. Ngay cả những nơi từng an toàn như công viên, trung tâm mua sắm, quán cà phê cũng không còn là nơi an toàn cho mọi người nữa!  Một chuyến đi đến siêu thị cho những đồ dùng cần thiết cho gia đình bây giờ cảm thấy như đi qua một con hẻm tối lúc nửa đêm.

Trẻ em và những ảnh hưởng của cha mẹ đối với các em về hành động, suy nghĩ và cảm xúc của họ đối với dịch bịnh Corona

Tất cả những diễn biến của xã hôi hiện nay đã có ảnh hưởng lớn đến thái độ và hành vi của cha mẹ. Họ sống với nỗi sợ hãi, lo lắng và hoảng hốt, nhất là những gia đình thu nhập thấp hoặc có con đông. Những điều này cũng đã và đang dẫn đến những tác động lớn đến trẻ em về cảm xúc, suy nghĩ, thể chất, và sinh hoạt xã hội của các em mà cha mẹ có thể bỏ qua hoặc không nhìn thấy được. Trẻ  em sẽ nhanh chóng đón nhận những bất an và nỗi sợ hãi của cha mẹ và môi trường chung quanh hơn bạn nghĩ.  Mối quan tâm lo lắng và lo ngại đối với tình cảnh hiện tại của bạn đang có là thật và bạn phải đối mặt với chúng, nhưng làm thế nào để cha mẹ có cách sống tích cực, xử lý và phân giải bất kỳ ảnh hưởng nào đến từ cuộc sống để bạn có thể đem đến những ảnh hưởng tốt nhất cho con là điều cha mẹ cần suy nghĩ và thực hiện.

Nếu các bậc cha mẹ có những hành động, thái độ, những cư xử đầy hốt hoảng. lo âu và bế tắc thì bạn có thể gây chấn động rất lớn đến tâm lý của con cái!

Các nghiên cứu đã đưa ra rằng trẻ em có thể mang ảnh hưởng của các sự kiện xãy ra với tuổi thơ qua việc ảnh hưởng qua các sự kiện xãy ra với cha mẹ. Những điều này gây chấn thương tâm lý và thể chất cho các em trong nhiều năm, và nó có khả năng sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe cảm xúc của các em ngay cả trong những năm trưởng thành. Có một cô gái kể rằng khi cô được 5 tuổi, thì một hôm nhìn thấy người cha thất thiểu đi về nhà và báo rằng ông ấy mất việc làm với khuôn mặt đầy lo lắng và hoảng sợ. Cô gái  này bị ảnh hưởng lây những sự việc xảy ra với cha. Khi cô ấy lớn lên, cô luôn luôn cố gắng học thật giỏi để giữ việc làm tốt cho mình. “Thật lạ lùng thay, khi có một công việc rất tốt và ổn định, nhưng tôi luôn luôn cảm thấy lo lắng bất an và luôn luôn sợ mất việc! Kết quả tôi bị trầm cảm nặng với những cảm xúc tiêu cực của lo lắng và hoảng sợ nằm trong tôi từ khi tôi thấy hình ảnh của cha tôi mất việc  lúc tôi 5 tuổi” cô gái tâm sự.

Trẻ em là miếng bọt biển thâu nhận tất cả mọi thông tin!

Tất cả chúng ta đều nhận thức rõ rằng trẻ em giống như những miếng bọt biển dễ thấm đẫm mọi thứ, mọi việc  mà các em nhìn thấy xãy ra xung quanh.

Trong cuộc khủng hoảng này, chắc chắn không cha mẹ nào muốn khơi dậy cảm giác sợ hãi và hoảng loạn cho con cái. Nhưng  sự vô tình sẽ không tránh khỏi. Những điều cha mẹ biểu hiện qua hành động, lời nói việc làm, cách cư xử, con cái sẽ để ý và nhận biết tất cả. Thêm nữa, các em rõ ràng đã biết điều gì đó đang xảy ra bởi vì các em chỉ được phép  thăm ông bà, anh em họ, bạn bè và người thân trên điện thoại di động  hoặc máy tính, và rửa tay thường xuyên đã trở thành thói quen của gia đình, ba mẹ hoặc cô chú cứ bàn về chuyện  hết đồ ăn và cứ đi mua liên tục, góc nào trong xóm cũng nghe về bệnh  dịch và mặt ai cũng  lo lắng!  Với tất cả những điều này đã xảy ra đối với trẻ em thì đây là thời gian và dịp mà cha mẹ phải  hướng mắt  về con và ủng hộ những cảm xúc  của các em và giúp con hiểu được tình hình mà mọi người đang phải đối mặt bây giờ.

Chấn thương tâm lý, hoặc biến đổi sinh lý, và thể chất có thể được hình thành vào thời điểm này ở trẻ em và nó trở thành dấu ấn nếu không được giúp đỡ giải tỏa đúng lúc. Các em càng nhỏ chừng nào thì độ cảm nhận tiêu cực càng lớn vì các em này nhận biết sự việc qua nghe và thấy ]nhưng không biết phân tích sự việc và cũng không biết diễn tả cảm xúc của mình trước những thay đổi. Các em có thể có nhận thức và nhạy cảm hơn nhiều so với những gì cha mẹ nghĩ và nhận ra từ con.  Nhưng có một điều khích lệ lớn là trẻ em kiên cường và dễ thay đổi  hơn cha mẹ nghĩ, và với sự hướng dẫn đúng đắn của bạn, các em có thể vượt qua cơn bão và cảm thấy an toàn và vững tin và cùng với cha mẹ vượt qua thời gian thử thách.

Hãy là một bến cảng an toàn cho những chiếc thuyền con ẩn náu với bão táp 

Nếu cha mẹ biết cách duy trì và bảo vệ ngôi nhà của mình như một bến cảng an toàn cho những chiếc thuyền con ẩn náu thì cho dù có phong ba bão táp, các con thuyền sẽ đứng vững vàng với neo của mình.

Bến cảng vững vàng là cha mẹ làm gương cho con với những cách kiên cường, bình tĩnh, khôn ngoan khi bạn phản ứng với những câu chuyện, sự kiện, và thử thách bên ngoài. Những điều này sẽ sẽ khiến con cái cảm thấy an tâm với chính mình, và cha mẹ.  Nếu bạn bắt đầu để ý từng đứa con và đáp ứng những điều chúng cần thì đây là  điều tạo cảm giác hài hòa cho gia đình, và sau đó bạn khiến con cái cảm thấy được yêu thương và thoải mái khi ở trong nhà dài hạn.  Nếu cha mẹ cư xử bình tĩnh và khôn ngoan , thì con cái của bạn sẽ làm theo.

Dưới đây là 7 phương cách mà cha mẹ có thể áp dụng để giảm bớt những lo lắng, thắc mắc, sợ hãi, buồn chán của con cái trong thời gian mọi người đang tập trung đương đầu với đại dịch. Cha mẹ hãy giúp con cái với những bất ngờ,  những ảnh hưởng về cảm xúc, thể chất và sinh hoạt xã hội mà các em có thể gặp phải do các sự kiện hiện tại của virus Corona. Dù điều gì xảy ra đi nữa, cha mẹ cũng nên là bến cảng an toàn cho con và giúp các em có sức khỏe tốt và tìm những niềm vui có thể giữa cơn bão bệnh tật đáng sợ này!

 

 1.Giữ bình tĩnh và mạnh mẽ

Thay vì cảm thấy sợ hãi, hoảng loạn, hãy giữ bình tĩnh và mạnh mẽ với bất cứ điều gì đến.  Sợ hãi và hoảng loạn không bao giờ giúp đỡ bạn trong mọi tình huống!  Điều này rất quan trọng vì sợ hãi và hoảng loạn sẽ làm lu mờ quá trình suy nghĩ sáng suốt và nhạy bén của cha mẹ và cũng dễ lây lan như coronavirus đến với con cái. Trẻ em có thể tiếp nhận điều này và bắt chước hành vi thái độ và cảm xúc của cha mẹ, và những điều này tạo ra sự rối loạn và hỗn loạn cảm xúc không cần thiết, và con cái có thể tạo thêm những nan đề có thể khiến bạn bị căng thẳng hơn. Để giữ cho mình được bình tĩnh và có thời gian chăm sóc con cái tốt, bạn hãy chọn thông báo, những chương trình về những gì đang xảy ra với virus Corona, nhưng hãy chọn nguồn đáng tin cậy và tốt nhất.  Bạn cũng nên nhận tin tức cần biết từ các nguồn tin tức có uy tín với một thời gian nhất định trong ngày, không phải từ các nguồn lá cải, hoặc những người muốn tạo hoảng loạn trên twitter, instagram, hoặc Facebook.  Tiếp tục nhận những thông báo thông báo, nhưng không lấy thông tin quá độ và bị ám ảnh.  Bạn nên tắt bớt tivi với tin tức liên tục hoặc radio và cho con coi các chương trình giáo dục từ tivi hoặc máy tính xách tay trong một thời gian.  Bạn cũng nên dùng thời kỳ này để tận hưởng kỳ nghỉ của mình!  Con cái của bạn sẽ lấy tất cả các thái độ tích cực của cha mẹ cho chính cuộc sống của mình ngay bây giờ và trên bước đường các em lớn lên thành người.

“Sự kiên trì và kiên cường chỉ đến từ việc có những cơ hội vượt qua những vấn đề khó khăn và thử thách.” Gever Tulley

 

2. Tìm hiểu những gì con nghĩ, và con biết

Cha mẹ theo dõi tin tức, báo cáo, bình luận thì tất nhiên, nhưng đôi tai nhỏ cũng đã lắng nghe và trái tim nhỏ bé bắt đầu nảy sinh ra cảm xúc với những điều các em nghe và chứng kiến. Các em có thể không hiểu chính xác những gì đang được nói về, nhưng sẽ có cảm nhận từ cách mọi người bàn luận, cư xử cảm xúc từ tin tức, cách cha mẹ phản ứng với những câu chuyện, báo cáo.  Những thanh thiếu niên trẻ có thể đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự bùng phát về việc có bao nhiêu ngôi sao âm nhạc đã hủy các tour biểu diễn hoặc du lịch hiện tại của họ, bao nhiêu phim mà các em trong đợi được coi đã ngừng chiếu. Các em nhỏ hơn thì nghe tin tức từ tivi học radio vang lên với những lời nói về về bệnh như là ” con số tử vong trên cao” hoặc “không ai được ra đường” hoặc ” thức ăn không có mà mua” v.v . Và nghe những điều này làm các em cảm thấy hoảng sợ và bất an về ngôi nhà và thế giới mình đang ở. Các em cũng có thể âm thầm suy nghĩ và sợ cái chết đang rình rập các em! Một điều nữa là các em nhỏ có những suy nghĩ và hoảng sợ nhưng các em không bao giờ nói ra vì sợ có thể bị la, ba mẹ không nghe lời  của mình tâm sự. Bởi vậy, cha mẹ nên quan sát về suy nghĩ và thái độ của con cái. Bạn nên bình tĩnh giải thích cho con cái tùy theo tuổi những gì đang xảy ra và tại sao. Giải thích cho các em rằng chúng  có thể bị nhiễm bệnh nếu không chăm sóc cơ thể đúng cách.  Giải thích rằng các em có thể để nhiễm virus, không có khả năng sẽ bị bệnh nặng, nhưng các em có thể là người mang mầm bệnh đến cho mọi người và đây là lý do mỗi gia đình phải cách ly để giảm tỉ số lây lan.  Trẻ lớn hơn có thể hiểu sự cần thiết phải hết sức đề phòng cao và phải đóng cửa trường học, shopping, hoặc khu giải trí v.v nhưng trẻ nhỏ thì không. Cho nên bạn nên giải thích với các em  những sự việc xảy ra khác biệt thường ngày như không được gần gũi và vui chơi với bạn bè.  Bạn anh giải thích với con cách đơn giản nhất và không nên gây ra cảm xúc tuyệt vọng là không biết khi nào bệnh dịch đi qua. Cha mẹ lên nhấn mạnh sự thật rằng tất cả sẽ kết thúc, và cuộc sống sẽ trở lại bình thường.

Tất cả những lời giải thích từ cha mẹ đều rất quan trọng cho mỗi  trường hợp con đi qua, bởi vì sự hiểu biết rõ vấn đề đang xãy ra sẽ  giúp loại bỏ nỗi sợ hãi và lo lắng không cần thiết ở trẻ em. Ngược lại cha mẹ nên dùng cơ hội này để giúp con học thêm ý chí mạnh mẽ từ những thay đổi bất ngờ của cuộc sống và học bài học biết chờ đợi cho những điều tốt lành trở lại.

Xin các bậc cha mẹ nghe tiếp phần 2 với 5 chia sẻ tiếp theo.

 

 3. Tạo cho mọi thứ càng thoải mái và bình thường cho con càng tốt 

 Trẻ em chắc chắn và tất nhiên sẽ biết rằng có điều không bình thường đang xãy ra với cuộc sống chung quanh. Mới thời gian trước đây các em có thể mong chờ các kỳ nghỉ sắp tới ở trường, hoặc Nghĩ Lễ Phục sinh của một số nước như Úc,  Mỹ, Canada v.v, kỳ nghĩ cuối tuần với những ngày được đi dã ngoại, được có những thời gian nghỉ học để chơi với bạn bè, đi thăm ông bà, họ hàng.v.v. Giờ đây các em thấy mình bị buộc ở nhà, học ở nhà và chỉ được sinh hoạt ở trong nhà. Đi qua nhũng kinh nghiệm này, sự buồn chán sẽ từ từ và tới một cách tự nhiên với các em, và bị ở nhà dài chừng nào thì các em bị ảnh hưởng tâm lý nhiều chừng ấy và điều này có thể dẫn các em đến trầm cảm, lo lắng và chán nản. Hiểu được những điều này, cha mẹ nên dùng cơ hội để gần gũi nhiều với con hơn và giúp con vượt qua tâm lý không tích cực. Cha mẹ nên tạo cuộc sống cách ly trong nhà cho con được thoải mãi và vui vẻ chừng nào tốt chừng đó. 

Bạn có thể cùng con chọn một bộ phim yêu thích và chuyển đổi phòng khách hoặc phòng gia đình thành rạp chiếu phim gia đình, với đèn mờ mờ, với những đồ ăn vặt lành mạnh như bắp rang, cóc, ổi xoài, táo, các thức uống trái cây thơm ngon. Nơi coi phim cũng có thể biến thành sân khấu biểu diễn chương trình ca nhạc sống, hoặc hát karaoke cho mỗi thành viên trong gia đình. Cùng nhau thay phiên là khán giả và người biểu diễn với những tràng pháo tay khuyến khích thật vui nhộn! Nơi này cũng có thể biến thành nơi đóng kịch vào mỗi thành viên trong gia đình có thể thủ một vai và kịch bản có thể là đề tài về virus Corona và những cách phòng chống và tiêu diệt nó. Với hoạt động này, bạn giúp con sáng tạo, giúp con biết bảo vệ sức khỏe cho chính mình, và quên đi sự buồn chán! 

 Cha mẹ có thể tìm những trò chơi chung với con và thi đấu với tư cách là đội hoặc cá nhân.  Hoặc biến phòng khách của gia đình thành một sở thú, hoặc công viên với ghế nệm, hoăc gỗ, đi văng,  chăn màn và gối cho trẻ nhỏ tập thể dục, chơi giả vờ. Những chiếc ghế xếp lại và phủ trùm khăn hoặc chăn màn cho các em rúc, hoặc bò qua như đi qua hầm tối, leo trèo lên ghế như giả bộ leo núi, hoặc trải tấm khăn màu xanh da trời hoặc nước biển cho các em trườn bò trên đó như đang bơi lội v.v   Ngoài ra, hãy để các em nhỏ chơi trò mặc quần áo của mẹ và ba, và có thể  trời trò đảo ngược vai. Qua những hoạt động vừa kể, các em có dịp dùng thân thể để giải tỏa năng lượng, lưu thông máu huyết và tăng tinh thần. Ngoài ra những trò đóng kịch giả vờ sẽ làm các em chăm chú và sẽ cười thật nhiều. Cha mẹ có thể chưa bao giờ bày trò như thế này để chơi với con, tôi khuyến khích bạn hãy thử  có bạn sẽ cùng cười với con và nhận ra rằng con mình có nhiều tài năng và thật đáng yêu làm sao! 

Bạn cũng có thể khuyến khích các anh chị lớn đọc sách, kể chuyện với minh họa cho những đứa em nhỏ và cha mẹ đến nhớ thưởng cho những em lớn những cố gắng này.  Các bạn có thể tìm thấy nhiều hoạt động hơn để chơi ở nhà cho các lứa tuổi khác nhau từ YouTube, Google, Amazon, hoặc từ sách báo của các nguồn khác nhau v.v.

 4. Cùng nhau tham gia làm việc gia đình. 

 Mỗi ngày có thể là một ngày vui cho con nếu cha mẹ biết áp dụng những cách sinh hoạt khác nhau cho các em .Để có thể giữ tinh thần cao cho con trong dịp cách ly này các bạn nên khuyến khích con cùng hợp tác chăm lo làm những nhiệm vụ cần thiết chung quanh nhà. Nếu gia đình đã tùng có thói quen này thì hãy cùng nhau làm tiếp, nhưng nếu bạn thường hay bận rộn và dành hết công việc chăm sóc nhà cửa thì đây là dịp bạn có thể giải thích và khuyến khích con cũng giúp cha mẹ trong công việc chăm sóc nơi mình ăn ở. Đây là bài học rất tốt cho tương lai các em khi có một mái gia đình riêng. Nếu con cái đã có nhiệm vụ thì bạn  khuyến khích con làm với sự khen thưởng và có thể có phần quà nhỏ hoặc một hứa hẹn sẽ làm cho các em trong tương lai. Nếu các em chưa quen việc nhà thì cah mẹ nên kiên nhẫn và cho em công việc vừa sức với thời gian ngắn rồi tăng dần.

Dịp này nếu những gia đình có đông con cái thì nên làm bạn thi đua và có khen thưởng, nhưng cha mẹ nên luôn nhớ rằng công bằng với các con. Đây là dip cùng nhau gánh trách nhiệm với gia đình chứ không phải là dịp phân bì và chia rẻ. 

Đối với các em mà gia đình có nhà để xe thì đây có thể là thời điểm tốt để dọn dẹp và sắp xếp lại mọi thứ.  Các con của bạn cũng có thể có gì tìm thấy lại và chơi những trò chơi cũ hoặc đồ chơi đã lâu năm bị quên lãng. Nếu để ý bạn sẽ thấy từ con có nhiều điều thú vị!

Những gia đình có sân sau, hoặc những nơi có thể trồng cây cỏ được thì đây là dịp làm vườn rất tốt. Các em có thể chạy chơi sân sau, hoặc cùng cha mẹ đổ đất vào chậu và trồng cây trái với cha mẹ, hoặc nhổ cỏ dại, chơi với đất, ngửi mùi của rau trái, và tận hưởng không khí trong lành. Cha mẹ cũng có thể cho con cái, gieo hạt, hoặc trồng một cây gì đó của riêng mình và tự chăm sóc nó. Cho phép các em chụp hình hoặc vẽ để thấy sự trưởng thành của sản phẩm của mình. Khi trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, cây cỏ và đất, các em sẽ cảm thấy thư giãn và tràn đầy năng lượng.

Để tạo cho không khí được thêm sôi nổi, phấn khởi, và vui vẻ trong công việc giúp đỡ cha mẹ chăm sóc nhà cửa, bạn nên quay phim hoặc chụp hình những những hoạt động của con trong nhà, nhưng phải luôn nhớ là xin phép con trước quay và hỏi xem các em có cảm thấy thoải mái khi bạn làm điều này không. Sau đó, bạn gửi những video clip hoặc hình ảnh các con làm việc nhà tới cho ông bà, họ hàng người quen. Thậm chí cha mẹ cũng nên khuyến khích con gửi video clip hoặc hình ảnh tới cho bạn bè hoặc những người các em quen biết. Làm điều này, cha mẹ cũng đã gián tiếp chia sẻ được những kinh nghiệm tích cực tới cho mọi người và điều tốt lành sẽ được lan tỏa đến những gia đình khác. Mặt khac, cha mẹ cũng nên có thể có giải thưởng, như cho phép họ chọn bộ phim  được chiếu trên TV vào buổi tối hoặc khuyến khích hoặc cho phép con thời gian ấn định cho một trò chơi mà con yêu thích.  Bạn cũng có thể thiết lập một bảng phần thưởng với tất cả các tên thành viên trong gia đình với điểm thưởng cho các công việc gia đình.  Đây là một kinh nghiệm vui và là một cơ hội tuyệt vời để nhắc nhở, dạy dỗ và cho con thấy có trách nhiệm của bản thân và biết cách chăm sóc nhà cửa của chúng bây giờ và cho một gia đình riêng mai sau. 

  5.Giáo dục con cái hiểu rõ tình cảnh hiện tại. 

Giáo dục cho con hiểu rõ tại sao gia đình phải cách ly trong giai đoạn này là điều rất cần thiết và quan trọng! Hãy cho con hiểu rõ là tại sao chắc em không được gặp bạn bè họ hàng người thân, và tại sao những khu giải trí vui chơi công viên trường học v.v bị đóng cửa . Nói rõ với các em rằng hiện tại mặc dù còn ít người thực sự bị bệnh, tất cả mọi người phải giữ khoảng cách để đảm bảo sự lây lan của bệnh. Các em cũng cần được biết tại sao phải đeo khẩu trang khi ra ngoài và điều này không những không chỉ là giữ an toàn cho bản thân các em mà còn giữ cho mọi người được an toàn và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.  Cho phép và tạo điều kiện cho con cái giữ liên lạc trực tuyến với bạn bè ông bà người thân qua điện thoại di động máy vi tính hoặc laptop.  Điều này sẽ giúp cho các em hiểu và biết rằng con không phải là những người duy nhất bị cách ly.  Cha mẹ cũng nên sắm sửa và chuẩn bị đủ nguồn cung cấp xà phòng rửa tay và chất khử trùng. Khuyến khích các con rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng. Để cho rửa tay đúng phương pháp và có hiệu quả, cha mẹ phải dạy con xà phòng và cọ rửa trong ít nhất hai mươi giây, hoặc bằng khoảng thời gian cần thiết để hát bài “Chúc mừng sinh nhật”  hai lần. Nếu em nhỏ hát rửa tay thì cha mẹ đáng khen tặng vì tiếng hát của chúng và sự rửa tay cho các em biết rằng sẽ thoát khỏi virus.  Cha mẹ cũng nên giải thích là con nên tránh sờ mó hoặc chạm vào mặt, mắt và miệng. Cha mẹ có thể tạo những còi báo động vui như tiếng “BEEP BEEP!” hoặc huýt sáo nếu bạn thấy các con làm điều này.  

Giáo dục cho con cái có sự hiểu biết về tình trạng hiện tại là bạn cho con thức và sức mạnh. Chắc em sẽ cảm thấy tự tin và cảm thấy mình có sức mạnh nhiều hơn trong việc hợp tác cùng cha mẹ chống đại dịch. Dạy con với những hiểu biết trong những trường hợp bất ngờ không đoán trước được là cha mẹ cũng dạy con thích nghi và chấp nhận cuộc sống với sự thay đổi của nó.

6. Điều gì rồi cũng sẽ đi qua!

 “Một khi bạn chọn hy vọng cho bất cứ điều gì thì nó có thể xảy.”  Christopher Reeve

Giờ đang ở trong tình trạng khó khăn và có những điều không biết trước mắt có thể xảy ra nhưng bạn phải luôn nhấn mạnh với con rằng tất cả các thử thách sẽ qua đi, và mọi thứ sẽ trở lại bình thường.  Bạn nên cho con niềm tin và hi vọng vào cuộc sống bằng cách giải thích rằng có những nhà khoa học, lãnh đạo của đất nước và các nhà lãnh đạo thế giới làm việc suốt ngày đêm để giải quyết vấn bệnh dịch này.  Giúp giúp cho con hiểu rằng cuộc sống đang có những anh hùng phục vụ mọi người  như y tá, bác sĩ những người bán shop lương thực, những cộng tác viên, những người làm việc thiện nguyện đang làm việc ngày đêm với hết sức mình để giữ cho mọi người khỏe mạnh.  Sự trấn an và cho hi vọng là những chìa khóa để giúp trẻ em hiểu rằng những thay đổi này, những điều khủng khiếp như em nghe người ta bàn tán hoặc thấy trên ti vi sẽ không kéo dài mãi mãi.  Chia sẻ và cho phép con coi và khám phá những anh hùng ngoài đời thực sự cho các em cảm giác tự hào về cộng đồng khoa học, cộng đồng phục vụ, cộng đồng tiếp tế, cộng đồng san sẻ và con cảm thấy tự tin hơn trong thời kỳ dịch bệnh này. Thông qua những sự kiện xảy ra trong cuộc sống, bạn sẽ dạy con có niềm tin và hy vọng trong mọi tình huống thử thách

7. Cho con biết là các bạn rất cảm kích sự hợp tác của các em trong thời kỳ này 

Điều này có thể nói dễ hơn làm. Tuy nhiên, trẻ nhỏ hơn có thể chấp nhận các điều kiện nhanh hơn một chút so với nhưng em tuổi lớn hơn, nhưng cách ăn nhỏ có thể trở nên dễ chán và bồn chồn với việc sống cách ly của gia đình hơn.  Nếu các con có bùng nổ ra sự giận lẫy, khó chịu, hoặc không nghe  lời thì cha mẹ nên đáp trả lại một cách trung thực và thông cảm với sở quan tâm.  Ví dụ: ” Ba mẹ hiểu rằng con rất buồn khi không được ra ngoài chơi, nhưng ngay sau khi hết vi-rút, con có thể chơi lại với bạn bè trở lại. Bạn con đứa nào cũng vậy mà! “.Trẻ em thích được công nhận với những hành vi và cảm xúc,  vì vậy chắc chắn con biết bạn đánh giá cao sự hợp tác của các em.  Điều quan trọng đối với các bậc cha mẹ là cho con cái biết rằng đây không phải là một hình phạt, một chuyện dễ sợ, mà là một hành động mọi người cần nên làm đối với tình yêu bạn thân và yêu mọi người  và cho sự an toàn với tất cả.  Điều giải thích này sẽ giúp giảm lo lắng và căng thẳng trong con cái.

Tóm lại, cho dù bạn nó làm gì đi chăng nữa thì bạn không thể có cách nào bù đắp cho sự gián đoạn và cắt đứt tất cả các mối quan hệ, sự tương tác xã hội và tình bạn mà con bạn đang thiếu từ thế giới bên ngoài. Và dù sao  đi nữa, cố gắng hết sức làm cho những kinh nghiệm con đi qua bớt căng thẳng nhất có thể là nhiệm vụ của cha mẹ, và đây cũng là nhiệm vụ gỡ đi gánh nặng cho chính mình.

Lịch sử của loài người đã cho thấy rằng  những khó khăn và thời gian khó khăn sẽ không kéo dài mãi mãi, nhưng một người mạnh mẽ và kiên cường sẽ tồn tại mãi mãi.

“Chúng ta phải chấp nhận sự thất vọng hữu hạn hiện tại, nhưng không bao giờ từ bỏ hy vọng vô hạn!” Martin Luther King, Jr.

 

Hà-Lê Thái

Người sáng lập và điều ành trung tâm giáo dục Brilliant Children 
Tác giả bán chạy nhất của HABITS TO BENEFITS- Sách nuôi dạy con cái